Ariston Service Center Hà Nội - (04)3 758 98 68

Trung tâm dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa bình nóng lạnh Ariston tại Hà Nội

Saturday, January 9, 2016

Cách bảo dưỡng bình nóng lạnh trực tiếp Ariston

Bình nóng lạnh trực tiếp Ariston ngày nay được sử dụng rộng rãi bởi bình có ưu điểm nóng nhanh và có độ bền cao. Nhưng để bình nóng lạnh trực tiếp Ariston bền hơn thì công việc bảo dưỡng bình nóng lạnh Ariston rất quan trọng, công việc phải được tiến hành định kỳ.
cách bảo dưỡng bình nóng lạnh trực tiếp
Cách bảo dưỡng bình nóng lạnh trực tiếp Ariston
Khi nào thì cần vệ sinh bảo dưỡng bình nóng lạnh? Hôm nay, các chuyên gia sửa bình nóng lạnh Ariston sẽ chia sẻ đến bạn cách bảo dưỡng bình nóng lạnh trực tiếp Ariston tại nhà không cần thợ.

Nên bảo dưỡng bình nóng lạnh trực tiếp khi nào?

Bình nóng lạnh trực tiếp Ariston cần được vệ sinh khi bình nóng lạnh có hiện tượng lâu nóng, không nóng hay nước chảy ra có cặn bẩn.

Cách bảo dưỡng bình nóng lạnh trực tiếp Ariston thế nào?

Bước 1: Công việc đầu tiên là phải ngắt mọi nguồn điện kết nối tới bình để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thực hiện.

Bước 2: Ngắt nguồn nước cấp cho máy tại van màu xanh nhé (bạn hãy để ý van xanh là nguồn nước lạnh vào và van màu đỏ là nguồn nước nóng ra).

Bước 3: Tháo và vệ sinh van cao su của bình nóng lạnh Ariston này vì vị trí này có lưới lọc cặn và van chữ T, đường ông dẫn nước nên dễ bị lắng bẩn. Chúng tôi mách bạn có thể dùng giấm ăn và nước để công việc dễ dàng hơn mà không nên sử dụng hóa chất.

Bước 4: Lắp lại các phần đã mở theo trình tự ngược lại chú ý các vị trí có áp lực nước lớn thì phải văn thật chặt đảm bảo không bị rỉ nước.

Bước 5: Bật nguồn và khởi động máy để kiểm tra nhiệt độ nước nóng xem có đúng nhiệt độ mong muốn không, thời gian làm nóng nước thế nào.

Chỉ cần thực hiện đúng cách bảo dưỡng bình nóng lạnh trực tiếp Ariston sẽ trở lên thật đơn giản được thực hiện bởi chính bạn mà không cần nhờ đến thợ sửa bình nóng lạnh.

Monday, January 4, 2016

Nguyên lý hoạt động của ELCB

Nhắc đến ELCB - Thiết bị chống giật chắc chắn bạn đã ít nhiều nghe đến cái tên đó, nhưng không phải ai cũng biết ELCB hoạt động như thế nào. Hôm nay, các chuyên gia bao duong binh nong lanh sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị chống giật ELCB.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống giật ELCB
Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống giật ELCB

ELCB là gì?

ELCB (Earth leakage circuit breaker) thường được gọi tên theo các thói quen khác nhau là "Rơ le bảo vệ chạm đất", aptomat “chống giật”, “cầu dao chống giật”, “thiết bị chống giật bình nóng lạnh”. 

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống giật

ELCB - Bộ chống giật bình nóng lạnh là loại thiết bị làm việc trên nguyên tắc phát hiện sự chênh lệch dòng điện đi và về để có thể ngắt phía nguồn tiêu thụ nếu có sự chênh lệch giữa chúng. ELCB được dùng để bảo vệ an toàn cho lưới điện quan trọng hơn là sự an toàn của con nguời đối với các nguy cơ bị "điện giật".

Ta nhận thấy rằng dòng điện đi theo một mạch kín, do đó mà khi nào đó nó bị đi nhầm về một hướng khác với mong muốn theo thiết kế thì có thể dựa vào nó để chế tạo các thiết bị chống sự giật điện.

Sự khép kín trong mạch điện này được phân thành hai nhánh: Dòng điện từ nguồn cung cấp đi đến ổ cắm vào thiết bị và quay trở lại ổ cắm, về nguồn phát - với một dây nối đất. Một phần còn lại đi qua tay người, xuống chân và đi xuống đất.

Như vậy tuy mạch điện ở phần tổng thể là một mạch kín. Dòng điện đi và về là không bằng nhau, chúng đã bị "thất thoát". Phần mất cân bằng này đã đi tắt xuống đất mà không theo đường dẫn về nơi chúng sinh ra theo dây dẫn.

Chính phần dòng điện đi tắt này đã đi qua các bộ phận cơ thể người để gây ra sự "giật điện". Ở trên thì ta đã biết rằng điện giật nguy hại cho sức khoẻ của con người, chúng có nguy cơ gây tử vong rất cao.

Vậy thì nếu có một thiết bị nào đó có thể phát hiện ra dòng điện chạy trong dây dẫn bị lệch nhau giữa đi và về để kịp thời ngừng cung cấp điện thì chúng có thể hạn chế được tai nạn về điện giật. Có, thiết bị đó gọi là ELCB mà tôi đã tự định nghĩa lại chúng ngay ở đầu của entry này.

Qua những gì đã trình bày ở trên thì bạn thấy ngay rằng ELCB hoạt động dựa theo sự so sánh giữa dòng điện đi và dòng điện về để phát hiện sự chênh lệch dòng điện là bao nhiêu ở phía tải - tức là phía hộ tiêu thụ của bạn. Nếu sự chênh lệch này lớn hơn một giới hạn nào đó thì chúng sẽ ngắt điện. Thế thôi - cơ bản là như vậy - bạn là một người không chuyên về điện tử, thiết bị điện v.v.. hoặc các chuyên môn nào đó để hiểu cũng giống như tôi thì bạn chỉ cần biết đến đó để đến mục dưới: Mắc chúng như thế nào trong mạng điện.

Nhưng mà khoan đã, tôi lại phải giới thiệu một chút về các tham số của nó đã chứ nhỉ. ELCB thì có nhiều loại có các tham số khác nhau để phù hợp với từng cấp độ của mạng điện, chúng có một tham số cơ bản nhất là giới hạn của dòng điện rò để ngắt cầu dao. Các thông số còn lại là cường độ dòng điện chịu đựng, mức điện áp là việc. Bạn có thể nhận thấy một số tham số của các ELCB thông dụng:
  • Điện áp (xoay chiều): 230V
  • Dòng điện rò: 30 mA
  • Dòng điện chịu đựng: 30A
Lấy ngay ví dụ trên thì nhận thấy rằng tham số đó có nghĩa rằng chúng được sử dụng trong một mạng điện lưới có mức điện áp 220V, tổng dòng điện tải mà bạn có thể sử dụng khoảng 30A, nếu quá mức cường độ dòng điện này thì ELCB sẽ tự ngắt - nghĩa là lúc này nó hoạt động giống như một aptomat thông thường (chính vì vậy nhiều người đã quen gọi ELCB là "aptomat chống giật" theo thói quen). Tham số về dòng điện rò 30 mA sẽ là định mức để nếu có một sự chênh lệch dòng điện là 30 mA thì ELCB sẽ ngắt điện.